Truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch

Mã vạch được ví như số chứng minh nhân dân của sản phẩm đó. Nó thể hiện nhiều thông tin của sản phẩm mà chúng ta có thể nhận định được bằng mắt thường. Thế nhưng, truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch thì như thế nào? Tìm hiểu 2 phương pháp truy xuất đơn giản có ngay bài viết bên dưới nhé

Tìm hiểu về mã vạch

Mã vạch là gì

Mã vạch là 1 ký hiệu gồm tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu thị các mẫu tự, ký hiệu và con số. Nếu hiểu được cấu trúc của nó, bằng mắt thường nhìn vào mã vạch bạn có thể biết ý nghĩa của nó.

Mã vạch là một dạng thông tin được biểu diễn bằng một hoặc một tập hợp các đoạn thẳng. Mã vạch lưu trữ bằng chiều rộng của các đoạn thẳng và khoảng cách của chúng với nhau.

Chúng được tạo ra để biểu diễn những thông tin cần thiết của một sản phẩm mà nhà sản xuất không cần lặp lại quá nhiều thông tin bằng text.

Các thông tin mà mã vạch có thể biểu diễn như: Quốc gia sản xuất, đơn vị sản xuất, tên sản phẩm,…Vậy, việc truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch là hoàn toàn có thể.

Cấu tạo của mã vạch

Có nhiều loại mã vạch cấu tạo tương tự nhau, nhưng hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mã vạch thường gặp nhất. Một mã vạch thông thường (mã vạch trên sản phẩm) thường có hai phần:

Hình ảnh mã vạch: Mã vạch được hình thành nên từ những đoạn thẳng có chiều rộng khác nhau và được xếp song song với nhau. Đây là phần giúp cho các thiết bị quang học hay phần mềm chuyên dụng đọc được thông qua thao tác quét.

Dãy số: Phía dưới hình ảnh mã vạch là dãy số, mã thường dùng có 13 chữ số và được chia ra từng nhóm. Mỗi nhóm thể hiện một nội dung khác nhau, nếu hiểu được quy luật chúng ta có thể đọc được thông tin mà mã vạch đó biểu diễn.

+ 3 chữ số đầu: mã quốc gia hoặc vùng lãnh thổ gồm.

+ 4, 5, hoặc 6 số tiếp theo: Mã số doanh nghiệp

+ 2, 3 hoặc 4 số tiếp theo: Mã số hàng hóa có thể là do doanh nghiệp tự cấp cho sản phẩm của mình.

+ Số cuối cùng là số về kiểm tra (tính từ trái qua).

2 phương pháp truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch đơn giản

Hai phần của mã vạch giúp chúng ta có thể đọc được bằng hai cách dựa vào hai phần này:

Bằng mắt thường quan sát mã vạch

Cấu trúc của dãy số được xây dựng giúp chúng ta có thể hiểu được nội dung mà mã vạch đang lưu trữ.

Cách xem:

Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)

Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.

Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.

Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.

Cách kiểm tra mã vạch

Để truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch bằng mắt thường hãy tính phép toán: lấy tổng các con số hàng chẵn nhân 3 cộng với tổng với các chữ số hàng lẻ. Lấy kết quả trừ cho con số 13. Sau đó lấy kết quả cộng với số thứ 13, nếu tổng có đuôi là 0 là mã vạch hợp lệ,còn nếu khác 0 là không hợp lệ, bước đầu nghi ngờ hàng giả, hàng nhái.

Bằng app WINCHECK 

Hiện nay, có nhiều thiết bị thông minh để quét mã vạch. Những thiết bị quang học có thể giúp con người không cần phải nhập mã vạch bằng tay gây mất thời gian và tỷ lệ sai sót cao. Tuy nhiên, nó không giúp chúng ta đọc được ý nghĩa của sản phẩm nếu chúng ta không hiểu về quy luật của nó.

Có rất nhiều ứng dụng được phát triển để truy xuất nguồn gốc nhưng cũng hiếm có ứng dụng nào có thể quét được mã vạch mà chỉ tập trung vào mã QR(loại mã đang thịnh hành hiện nay). Nếu sản phẩm không có tem truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR thì những ứng dụng này không thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm được.

Tuy nhiên, có một vài ứng dụng có khả năng quét được cả mã QR lẫn mã vạch. Giúp bạn dễ dàng tìm hiểu một sản phẩm cho dù nó có tem truy xuất nguồn gốc hay không.

Một trong những ứng dụng nổi bật đó là Wincheck, giúp truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, với những gì mã vạch có thể cho ta thấy rất hạn chế và không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu ngày một tăng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, mã vạch cũng rất dễ bị làm giả rất tinh vi khó nhận biết được. Nên việc truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch không còn đáng tin cậy.

Truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch còn thông dụng không?

Như đã phân tích ở trên, chúng ta có thể hoàn toàn truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch. Tuy nhiên, việc truy xuất nguồn gốc của một sản phẩm không chỉ dừng lại ở những dữ liệu mà mã vạch có thể cung cấp.

Vì khả năng lưu trữ có hạn, mã vạch chỉ có thể cung cấp được những thông tin cơ bản về nguồn gốc như vậy thôi. Các doanh nghiệp đang có yêu cầu cao hơn và người tiêu dùng cũng muốn hiểu rõ hơn về sản phẩm.

Các thông tin mà hoạt động truy xuất nguồn gốc cần phải cho ra hiện nay như: Thông tin quốc gia, thông tin doanh nghiệp, Quy trình sản xuất, phân phối, nguồn gốc nguyên vật liệu…

Điều này yêu cầu khả năng lưu trữ của mã phải lớn, tốc độ phản hồi nhanh và tiện lợi cho người sử dụng. Mã vạch không thể đáp ứng được những yêu cầu này, chưa kể, mã vạch rất dễ dàng bị làm giả vì không có hệ thống kiểm soát thật sự chặt chẽ.

Sự thoái trào của mã vạch

Nhu cầu xử lý thông tin ngày càng cao, dữ liệu cần xử lý cũng phức tạp và nhiều hơn. Người ta nhận ra, trong tương lai gần mã vạch cũng sẽ nhanh chóng chạm đến giới hạn khi sự gia tăng của số lượng cũng như quy mô hàng hóa.

Thêm vào đó là sự nổi lên của mã hai chiều với nhiều khả năng hơn khiến mã vạch bị tụt lại phía sau. Điều đó cũng là dễ hiểu so với một loại mã đã tồn tại rất lâu trên thị trường.

Phải nói đến công dụng của mã vạch hai chiều, hay còn gọi là QR code, có rất nhiều tính năng có thể ứng dụng, hỗ trợ hoạt động kinh doanh một cách triệt để như:

– Chống hàng giả

– Đăng nhập trực tuyến

– Hỗ trợ thu thập, phân tích và lưu trữ thông tin khách hàng

– Hỗ trợ chạy những chương trình khuyến mãi, hoạt động marketing.

Tóm lại

Về cơ bản, chúng ta có thể truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch nhưng khối lượng thông tin và những thông tin mà mã vạch cung cấp là chưa đủ. Yêu cầu hiện tại đòi hỏi chúng ta phải có một phương án thay thế phù hợp cho mã vạch đang dần đạt tới giới hạn. Một trong những ứng cử viên đó là QR code. Là một trong những loại mã thịnh hành nhất không chỉ ở nước ta mà còn lan rộng ra thế giới. QR code đang dần chiếm lĩnh thị trường với vô vàn ứng dụng. Đặc biệt, một trong những ứng dụng nổi bật là truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *