Những Lưu Ý Khi Mua Hàng Online

shopee

Đại dịch covid 19 đang tàn phá thế giới, việc thực hiện giãn cách xã hội đang là việc thường xuyên mỗi khi dịch quay trở lại. Từ đàn ông đến đàn bà, từ bà già đến con nít đều phải ở nhà nhiều hơn. Việc trao đổi mua bán ảnh hưởng rất nhiều, nhưng kinh doanh online lại khác. Đây là cơ hội để lĩnh vực này phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, người tiêu dùng đa số vẫn chưa quen với việc mua hàng trên mạng, vì thế chúng ta chưa được trang bị nhiều kiến thức để mua hàng qua mạng. Những lưu ý khi mua hàng online sẽ giúp các chế các chị hay các mẹ các cha hạn chế những rủi ro tiềm ẩn khi mua hàng online.

I. Các trang thương mại điện tử uy tín

Trên thế giới có rất nhiều trang thương mại điện tử uy tín và rất thành công. Các website ấy phủ sóng rộng khắp, hầu như trên toàn cầu bằng sự uy tín và chất lượng của sản phẩm mà họ đã cung cấp. Những năm trước kia, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử và mua bán online. Thế nhưng, đây trở thành nơi của nhiều chiêu trò lừa đảo và là thị trường của hàng giả, hàng nhái mà chúng ta hay gọi là treo đầu dê bán thịt chó. Nhưng gần đây, các doanh nghiệp của lĩnh vực này có nâng cao khả năng kiểm soát hàng hóa của mình và có định hướng xây dựng một thị trường thương mại điện tử sạch sẽ hơn. Một số trang thương mại điện tử và bán hàng online như:

1. Tiki

Tiki thành lập vào tháng 3/2010 từ một trang bán sách tiếng Anh online và đến nay đã kịp chuyển mình trở thành một trang thương mại điện tử đa ngành cung cấp hàng trăm nghìn sản phẩm thuộc 10 ngành hàng.

tiki

Tiki là một website thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, hàng hóa đảm bảo uy tín chất lượng, chính sách giao hàng nhanh chóng và chế độ hậu mãi làm hài lòng bất kỳ người mua hàng khó tính nhất.

2. Shopee

Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động,[3] hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán.

shopee

Hiện nay, Shopee là trang thương mại điện tử được xem là thành công nhất tại thị trường Việt Nam. Vào giữa năm 2019, Shopee tạo nên một cơn sốt ở thị trường trong nước và quốc tế bằng việc mời siêu sao bóng đá người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo làm đại xứ thương hiệu.

3. Lazada

Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group – tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia và hiện đang có chi nhánh tại Indonesia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Malaysia. Tập đoàn Lazada lại thuộc sở hữu tập đoàn Alibaba.

lazada

Hướng đi của Lazada là mô hình marketplace – là trung gian trong quy trình mua bán online. Trong tháng 1 năm 2016, Lazada Việt Nam xác nhận rằng công ty hiện đang làm việc với 3000 nhà cung cấp[4] với 500.000 sản phẩm khác nhau. Ngoài ra Lazada cung cấp cho nhà bán hàng các dịch vụ khác như quy trình thanh toán đơn giản, dịch vụ vận chuyển và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, chính vì hướng đi là trung gian giữa người bán và người mua. Lazada tồn tại những bất cập không thể kiểm soát. Vì vậy, tuy lớn nhưng Lazada không phải là lựa chọn tốt cho người tiêu dùng Việt Nam.

4. Những trang Web của những thương hiệu lớn.

Hiện nay, có những doanh nghiệp đang đi theo hướng chuỗi cửa hàng với một hay một vài lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như thế giới di động, mỗi lĩnh vực là một thương hiệu riêng và website mua bán riêng. Sau nhiều năm hoạt động và có mặt trên hầu hết các tỉnh thành, thế giới di động cũng là một địa chỉ đáng tin cậy cho người tiêu dùng.

Việc chú trọng vào chất lượng và kiểm soát chất lượng đang được các doanh nghiệp hiện nay theo đuổi. Dù chưa nói trước được điều gì nhưng nhìn chung, hoạt động kinh doanh online tại nước ta đang thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Và đây là miếng đất màu mỡ cho các doanh nghiệp lớn tấn công Việt Nam

II. Những loại hàng hóa không nên mua online

1. Quần áo không quen thuộc

Sản phẩm xuất hiện nhiều nhất khi mua bán online hiện nay là quần áo. Tuy nhiên, bạn không nên mua những sản phẩm quần áo từ thương hiệu không quen. Vì có thể bạn sẽ không thể chọn được kích cỡ phù hợp.

Nếu sản phẩm đó có chất liệu lạ lẫm, bạn cũng nên cân nhắc vì có thể gây khó chịu cho bạn. Cũng không nên mua đồ cũ qua mạng vì dễ gặp đồ chất lượng kém.

2. Giày

Một đôi giày lỏng hoặc chất đều làm bạn phí tiền, ngay cả với thương hiệu bạn đã quen dùng. Nên đến tận nơi thử để phù hợp với kích cỡ chân và thoải mái nhất.

giày vans
Giày Vans – Nguồn: wear.com.vn

3. Đồ gia dụng

Mua trên mạng tủ lạnh, máy giặt… tưởng rẻ, nhưng có thể phí vận chuyển không nhỏ chút nào với các món đồ cồng kềnh này. Hãy cân nhắc giá tổng của chúng so với mua tại cửa hàng.

4. Nhạc cụ

Yêu cầu kỹ thuật của nhạc cụ cao và không có chất lượng tương đương bởi những sản phẩm cùng loại. Mua online sẽ không thể lựa chọn được món nhạc cụ ưng ý.

các loại nhạc cụ
Các loại nhạc cụ – Nguồn: vietthuong

 

5. Nội thất

Đến cửa hàng thật để chọn, nhằm đảm bảo bạn thực sự hài lòng với nó. Thậm chí đến đó hai lần, bạn có thể trả giá được tốt hơn, vì người bán không muốn bạn về tay không.

nội thất
Nội thất – Nguồn: noithatdoanlong

6. Mỹ phẩm chưa từng sử dụng

Bạn có thể mua các mỹ phẩm mình đã quen dùng qua mạng, nhưng nếu muốn thử sản phẩm mới, hãy mua tại một cửa hàng có tiếng và quen biết. “Rất nhiều người bán online không nhận lại sản phẩm khi đã bị mở ra, đặc biệt là loại có dán nhãn như mỹ phẩm”.

III. Lựa chọn hàng chính hãng bằng tem chống hàng giả

Hiện nay, một số doanh nghiệp áp dụng tem chống hàng giả để bảo vệ chất lượng và thương hiệu của mình. Bên cạnh đó cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng xác thực được hàng chính hãng một cách rất chính xác

Hiện nay, trên thị trường có 6 loại công nghệ xác thực được sử dụng nhiều nhất. Cách kiểm tra cũng khác nhau, cụ thể:

– Công nghệ nhiệt: Hơ nhiệt lên mặt tem, nếu là tem công nghệ nhiệt, một số nội dung sẽ biến mất.

– Công nghệ nước: Thoa nước lên vị trí đặc biệt của tem sẽ hiện lên hình ảnh hoặc nội dung ẩn mà doanh nghiệp đang muốn truyền đạt.

– Công nghệ phát sáng: Hình ảnh ẩn trên tem phản ứng với đèn UV, rọi đèn UV lên mặt tem sẽ hiện lên công ty ẩn.

– Tem hologram: Kỹ thuật dựng ảnh hologram giúp người tiêu dùng nhìn được nội dung ẩn khi thay đổi góc nhìn tem.

– Tem công nghệ QR code: Khi quét mã QR trên tem bằng ứng dụng quét mã Wincheck. Người tiêu dùng sẽ nhận được thông tin chi tiết về sản phẩm. Dựa vào đó, người tiêu dùng sẽ cân nhắc khi mua hàng và đưa ra quyết định chính xác nhất.

– Tem công nghệ SMS: Sử dụng tính năng nhắn tin theo cú pháp hướng dẫn trên tem để xác thực hàng chính hãng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *