Cấu trúc mã QR Code

Mã QR là loại mã đang thịnh hành nhất hiện nay. Hôm nay, chúng ta cần tìm hiểu cấu tạo và công dụng của mã QR thông qua bài viết cấu trúc của mã QR dưới đây.

Thế nào là mã QR?

Còn có tên gọi là mã hai chiều, là một loại mã vạch ma trận được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994 với mục đích để theo dõi xe cộ trong quá trình sản xuất. “QR” là viết tắt của từ “Quick Response”, nghĩa là đáp ứng nhanh.

Mã QR có thể được giải mã ở tốc độ cao, được sử dụng rất nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản và hiện đang là loại mã được sử dụng nhiều nhất ở Nhật Bản.

Cấu trúc của mã QR và nhiệm vụ từng phần

Mã QR có dạng hình vuông nền trắng, bên trong chứa các hình vuông nhỏ màu đen được sắp xếp phức tạp. Tuy nhiên, chúng cũng được chia ra nhiều phần và mỗi phần đóng một vai trò khác nhau và được chia làm ba phần chính:

Hoa văn định vị

Hoa văn định vị của mã QR thường là những ô vuông đen lớn hơn những ô vuông bình thường. Vị trí xuất hiện hay là các góc của mã QR. Có thể có 1 hoặc nhiều ô vuông định vị trong một mã QR.

Nhiệm vụ chính của hoa văn định vị là giúp cho thiết bị quét mã xác định đúng hướng cũng như hướng đúng máy quét để quét chính xác nhất.

Vùng dữ liệu

Vùng dữ liệu là toàn bộ vùng rộng lớn hình thành nên hình ảnh của mã QR. Đơn giản hơn, vùng dữ liệu là diện tích chứa mô-đun và hoa văn định vụ. Vùng định vị được ngăn cách với bên ngoài bằng 4 cạnh của hình vuông.

Mô Đun

Là phần gồm tập hợp các ô vuông nhỏ được sắp xếp phức tạp, nhìn có vẻ là không theo một quy luật nào cả.

Đây là phần chịu trách nhiệm mã hóa thông tin. Đây là phần sẽ giúp cho các thiết bị quét mã nhận diện sự khác biệt và truy xuất thông tin của từng mã.

Khả năng của mã QR

Mã QR đang là loại mã thịnh hành không chỉ ở Nhật Bản mà nó đang xuất hiện càng nhiều ở khắp thế giới. Điều đó chứng tỏ, mã QR có nhiều điểm ưu việt hơn so với những loại mã đã sử dụng trước đó. Cụ thể như:

Phản hồi nhanh

Tốc độ phản hồi của mã QR nhanh hơn rất nhiều so với những loại mã thông thường. Bạn có thể truy xuất thông tin gần như ngay lập tức khi thực hiện quét mã.

Đối với những trường hợp không đạt trạng thái tốt nhất, bạn vẫn có thể quét được một cách dễ dàng như mờ, nhỏ, không có mặt phẳng…

Lưu trữ lượng lớn thông tin

Mã QR có khả năng lưu trữ lớn hơn rất nhiều so với những loại mã cũ như mã vạch. Nó có thể lưu trữ nhiều loại thông tin khác nhau:

– Văn bản thuần túy của mã có thể lưu trữ tối đa là 7.089 ký tự

– Dữ liệu số với 4.296 ký tự chữ số trong mã QR tiêu chuẩn,

– mã QR có thể chứa tối đa 35 ký tự số và mã iQR với 40.000 ký tự.

Xử lý dữ liệu

Khả năng này giúp mã QR nhận được rất nhiều ưu ái của các doanh nghiệp. QR code còn có thể xử lý các thông tin như:

– Ghi nhớ thao tác, thống kê dữ liệu thông tin người đã tương tác

– Phân tích, phân loại dữ liệu hỗ trợ bộ phận kinh doanh

– Liên kết dữ liệu

Ứng dụng nổi bật

Chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều mã QR trong cuộc sống, có thể kể đến:

– Vé tàu, xe, vé xem phim

– Thanh toán điện tử

– Truy cập nhanh mạng xã hội

– Truy xuất nguồn gốc

– Card visit, thẻ điện thoại

– Các lĩnh vực thương mại điện tử

Đặc biệt, một ứng dụng nổi bật nhất đó là tem chống hàng giả. Tem chống hàng giả công nghệ QR code có thể vận dụng hết những thế mạnh của QR code khi vận hành. Từ bảo mật, lưu trữ, xử lý dữ liệu đến việc hỗ trợ hoạt động bán hàng, marketing, bảo hành sản phẩm đến việc hỗ trợ bộ phận chăm sóc khách hàng.

Qua cấu trúc của mã QR, chắc bạn cũng đã hiểu tại sao nó lại thịnh hành đến như vậy. Hiện tại là môi trường lý tưởng cho mã QR phát triển vì đây là thời đại của thiết bị thông minh, nổi mật là smartphone. Chỉ cần smartphone và ứng dụng hỗ trợ như Zalo, viber hay muốn cụ thể hơn thì Wincheck. Bạn đã có thể đọc được ý nghĩa của một mã QR mà bạn bắt gặp hay cần tương tác.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *